,

Dell Latitude 3340 Mỏng Nhẹ- Mạnh Mẽ/ i5*4200U/4/320Gb


4.900.000 

  • Dòng Latitude của Dell vốn được phân khúc thuộc dòng Business và kỹ thuật, thiên về bền bỉ với lớp vỏ bằng hợp kim hỗ trợ chống va đập tốt, có thêm tính năng mở rộng nhưng mẫu mã không được đẹp lắm, thường cồng kềnh và nặng nề. Có lẽ triết lý ấy của Dell tiếp tục được đưa vào mẫu laptop chạy chip Haswell mới nhất của hãng là Dell Latitude 3340.

    Cấu hình của Dell Latitude 3340 khá ổn, cụ thể máy sử dụng CPU Intel Core i5-4200U thế hệ thứ 4 có xung nhịp 1.6GHz, vi xử lý này thuộc kiến trúc Haswell mới nhất của Intel, bộ nhớ 4 GB DDR3, ổ cứng HDD dung lượng 320G

    Lưu ý là ngoài 1 thanh DDR3 4GB, máy còn dư một khe gắn RAM để bạn nâng cấp bộ nhớ khi cần.

    Dell Latitude 3340 có hai phiên bản, một phiên bản sử dụng Windows 7 Pro và một phiên bản sử dụng Windows 8 Pro. Phiên bản mà VnReview đánh giá lần này là phiên bản chạy Windows 7 Pro và có mức giá bán tại Việt Nam dao động từ 14-15 triệu đồng (mức giá công bố tại Mỹ là 512 USD, tức khoảng 11 triệu đồng).

     

     

  • Thiết kếTrái ngược với việc trau chuốt thiết kế sang trọng mà Dell đang cố tái định vị thương hiệu cho các mẫu laptop phổ thông dòng Inspiron gần đây nhằm hướng tới trải nghiệm cao cấp hơn , ví dụ như Inspiron14 7000 series hay Inspiron 11 3000 series mà VnReview đã có dịp trải nghiệm. Ấn tượng đầu tiên với Dell Latitude 3340 chính là thiết kế có phần “phổ thông” với tông màu xám xịt, có cảm giác hơi “thô” và khá nặng nề so với kích thước màn hình 14 inch của nó.
  • Giữ nguyên hệ thống nhận diện thương hiệu, logo của Dell mạ crom sáng bóng được gắn ở chính giữa nổi bật trên nền sơn tối màu của lớp vỏ kim loại. Phía ngoài của lớp máy được bọc bằng một viền kim loại chịu lực sơn màu đen.
  • Tuy phân chia thành các màu sơn và hình thức sơn khác nhau, nhưng tổng thể phần vỏ máy được bao bọc bởi một lớp kim loại đặc thù của dòng Latitude nhằm gia cố cho máy để chống va chạm.Camera cùng đèn LED báo trạng thái và microphone được bố trí ở phía trên phần viền màn hình cho phép sử dụng cho các hội thoại video.Phía dưới chính giữa viền màn hình là logo Dell. Điều tôi hơi khó hiểu là Dell thiết kế thêm một “ụ” lồi lên khá thôi ở vị trí bản lề, có lẽ nhằm tăng dung lượng pin hoặc gia cố thêm cho bản lề của máy, dù sao thì bó cũng khá thô. Nút nguồn vẫn được bố trí ở vị trí quen thuộcBên trái máy có chứa một khe để khóa máy Kingston lock port, khe cắm jack audio, khe cắm nguồn, cổng mạng Ethernet, cổng xuất VGA và 2 cổng USB 3.0.Phía bên phải được bố trí ổ đĩa quang đọc ghi DVD/CD và một cổng USB 2.0. Đáng tiếc là máy không được tích hợp cổng xuất HDMI, vốn khá quan trọng khi dùng để kết nối với máy chiếu hoặc các thiết bị hiển thị ngoại vi.Rìa hai cạnh bên và cạnh phía trước của bề mặt này đều được vát nhẹ và bo cong, hai bên máy  bố trí các cổng kết nối, khe tản nhiệt và có vuốt nhẹ về phía trước một chút. Phía dưới ở trước máy có thêm khe cắm thẻ nhớ SD, ở góc phải được bố trí 4 đèn LED nhỏ hiển thị trạng thái khi sử dụng.Nhìn chung, tuy thiết kế của máy tiếp tục kế thừa độ “trâu bò” của dòng Latitude mà Dell đã định vị, nhưng theo tôi thì máy có thiết kế không thực sự hấp dẫn với kích thước khá dày và hơi “thô”, đi ngược với xu hướng “mỏng hóa” hiện nay.
  • Kèm theo đó là do được trang bị lớp vỏ kim loại và viền kim loại chịu lực, nên máy có thể nói là nặng hơn so với các laptop có cùng kích thước màn hình.
  • Untitled-1
  • Phía sau máy không có gì đáng chú ý ngoại trừ một “ụ nổi” có tác dụng kếch máy để hỗ trợ tản nhiệt và giúp dễ thao tác với bàn phím (chếch xuống). Cùng với đó là một bảng thông số đặc tả cơ bản về sản phẩm.Một điều khá kỳ lạ là dù có trọng lượng chỉ 2,1 kg nhưng khi cầm máy trên tay thì tôi và nhiều bạn đều cảm thấy máy nặng hơn thông số của nhà sản xuất. Tuy nhiên khi đem lên bàn cân thì máy thậm chí còn nhẹ hơn cả thông số công bố, thực tế máy chỉ nặng có 2.0 kg. Theo suy đoán, cảm giác khi cầm lớp vỏ kim loại được mạ crom cùng tông màu tối khiến ta cảm thấy nặng nề hơn là trọng lượng thực tế.Màn hình

    Được trang bị màn hình tấm nền TN LED nhám, chuẩn HD với độ phân giải tối đa lên tới 1366*768 pixel, có thể nói Dell khá chú trọng tới chất lượng màn hình của Latitude 3340. Ngoài độ phân giải cao thì phải thừa nhận rằng màu sắc của màn hình Latitude 3340 được Dell canh chỉnh tốt, hiển thị màu trung thực và có độ bão hòa cũng như độ tương phản tốt.

    Giữ vững truyền thống về chất lượng màn hình, màn hình của Latitude 3340 là loại màn hình nhám và ít biến đổi màu ở các góc nhìn khác nhau ngoại trừ việc chuyển tối dần ở phía xa tầm mắt khi nhìn nghiêng. Tuy nhiên, cảm giác không “đã mắt” bằng màn hình của Dell Inspiron 14 7000 Series mà tôi từng có dịp trải nghiệm dù có độ tương phản tốt hơn, có thể là do màu sắc của Latitude 3340 trung thực hơn.

  • Góc mở của màn hình vào khoảng 220 độ,  quá rộng và tiện dụngBàn phím và touchpadCũng tương tự như các dòng laptop mới đây của Dell, các phím được bo nhẹ và có độ nổi cũng như độ nẩy khá tốt. Nhưng so với các laptop cùng phân khúc và kích cỡ thì Latitude 3340 có bàn phím khá nhỏ, do Dell cố gắng tạo ra khoảng cách giữa các phím đủ lớn để dễ phân biệt, tuy nhiên điều này khiến khi gõ dễ lọt ngón tay vào giữa 2 khe của 2 phím và bạn phải mất một chút thời gian để làm quen với cách thiết kế bàn phím này.
  • 966643
  • Bàn phím được sơn màu đen nhám, tách biệt một xíu so với phần nền dưới đó được sơn đen đậm và bóng cũng như phần thân máy bằng hợp kim phủ một lớp mạ khá loáng. Một điểm đáng tiếc là bàn phím của Latitude không có đèn LED nền giúp dễ thao tác trong môi trường thiếu sáng như thường có trên các laptop doanh nhân khác.
    20265057_1500317620029751_4238417075197972890_n
  • Touchpad của máy có độ nhám vừa phải và kích thước khá lớn, độ nhạy tốt nên giúp thao tác thoải mái và thuận tiện, nhìn chung tôi hài lòng với touchpad của Latitude 3340.Loa và chất lượng âm thanhLatitude 3340 được trang bị bộ loa stereo gồm 2 loa bố trí ở phía trước máy, vị trí khá kín đáo.Chất lượng âm thanh của loa ở mức khá, tiếp tục phát huy thế mạnh của công nghệ âm thanh Waves MaxxAudio 4 mà Dell thường sử dụng gần đây trong các laptop của họ, với tiếng bass ấm và các kênh khá tách bạch. Khi xem bộ phim Bourne Ultimatum (2007) tôi có thể nghe rõ các tiếng cửa sổ kính vỡ thành từng mảnh trong làn đạn, nghe cả tiếng gió thổi trong không khí băng giá ở ngoài đường… Nhưng có một điểm khá đáng tiếc là âm lượng của máy hơi nhỏ dù đã tăng tới mức tối đa. Tuy nhiên, laptop phục vụ cho công việc và văn phòng thì điều này không đáng phải lo ngại.

    Chiếc laptop Dell Latitude 3340 mà VnReview đang trải nghiệm được cài sẵn hệ điều hành Windows 7 Pro 64-bit có bản quyền, kèm theo các driver và phần mềm tiện ích của Dell. Có lẽ Dell cũng thấu hiểu được tâm lý khách hàng khi một số người vẫn chưa sẵn sàng để chuyển đổi lên Windows 8, nên họ đã ra một lúc 2 phiên bản Latitude 3340 chạy Microsoft Windows 7 Professional (64 bit) và Windows 8 Pro (64-bit). Tùy theo nhu cầu, bạn cũng có thể nâng cấp hệ điều hành thông qua ổ đĩa quang/USB/… dễ dàng.

    967717

    Nhìn chung tôi không phàn nàn gì về sự lựa chọn này, bởi vì Windows 7 Pro cũng đủ đáp ứng các công việc hằng ngày của bạn, nếu bạn cần mới mẻ thì nên chọn bản sử dụng Windows 8 Pro nhưng nên nhớ rằng Wndows 8 vẫn chỉ tối ưu cho màn hình cảm ứng hơn.

    Đánh giá laptop Dell Latitude 3440

    Cũng giống như các dòng laptop Dell khác, Latitude 3340 được tích hợp các phần mềm tiện ích của Dell như Dell Touchpad, Dell Backup & Recovery, Dell Webcam…

    Phụ kiện đi kèm tất nhiên là chỉ có sạc và máy được bảo hành 12 tháng.

    Hiệu năng

    Dell Latitude 3340 được trang bị vi xử lý Core i5 – 4200U thế hệ thứ tư, thuộc kiến trúc Haswell mới nhất của Intel. Theo đặc tả kỹ thuật thì đây là dòng vi xử lý tiêu hao rất ít điện năng và hai nhân chạy với chế độ siêu phân luồng (hyper threading) ở xung 1.6 GHz.

    Đánh giá laptop Dell Latitude 3440

    Vi xử lý này dĩ nhiên là được hưởng lợi từ những cải tiến của kiến trúc Haswell, nên bạn đừng lo lắng khi thấy xung nhịp của nó ở mức thấp như vậy, vì vi xử lý này có khả năng tận dụng tính năng Turbo boost để đẩy mức xung nhịp lên tới mức tối đa 2.6 GHz một cách nhanh chóng so với nhiều chip set sử dụng kiến trúc Ivy Bridge  trước đây.

     

  • Thời lượng pin, nhiệt độ và độ ồnPin 6 cell của máy có dung lượng 40 Wh và sử dụng chip Haswell nên Dell Latitude 3340 được nhà sản xuất kỳ vọng có khả năng trụ được khoảng gần 7 tiếng đồng hồ sử dụng liên tục, và rõ ràng đây là một mức khá ấn tượng trong tầm giá và phân khúc.Thực tế thử nghiệm cho thấy hiệu suất pin của máy rất ấn tượng, cụ thể tôi xem phim HD trực tiếp trên máy ở chế độ toàn màn hình và âm thanh tầm 50% trong môi trường văn phòng (có điều hòa) thì sau một tiếng đồng hồ mức pin sụt từ 100% xuống còn 85%, máy tiếp tục duy trì ổn định và đủ sức cáng đáng khoảng 2-3 bộ phim (tùy thời lượng, dao động từ 90 phút tới 150 phút/bộ), tức là pin của máy trụ được khoảng 5 tiếng đồng hồ khi xem phim và tầm 6 tiếng khi sử dụng các tác vụ thông thường liên tục, còn nếu sử dụng ở mức vừa phải thì máy đáp ứng tốt nguyên một ngày làm việc tại văn phòng của bạn (8 tiếng đồng hồ).Tuy nhiên, nên nhớ mức tiêu hao pin cũng gắn liền với nhiệt độ, nên nếu bạn dùng ở môi trường nóng hơn thì pin cũng sẽ sụt nhanh hơn. Khi xem phim HD online thì máy sụt pin nhanh hơn một ít do phải duy trì kết nối và tải dữ liệu cũng như chạy plugin Adobe Plash Player khiến máy nóng hơn. Cụ thể, khi xem phim HD offline, máy hoạt động ở mức nhiệt độ 53 độ C, còn khi xem phim trực tuyến thì máy tăng lên 55 độ C.Đánh giá laptop Dell Latitude 3440Với các ứng dụng có xu hướng khai thác tối đa năng lực CPU hoặc GPU rời (Nvidia Geforce 740M) thì máy không còn “mát mẻ” nữa. Cụ thể, khi chạy benhmark với Cinebench R15 thì nhiệt độ của máy tăng lên tới 62,5 độ C, trong khi với các phép thử nặng nề của Futuremark như 3DMark Vantage Pro v.1.1 hoặc 3DMark Pro v.1.0 thì nhiệt độ của máy tăng vọt lên tới 70,5 độ C. Đây vẫn là mức nhiệt độ chấp nhận được, nhưng nên nhớ máy đang chạy ở môi trường có điều hòa nhiệt độ. Do vậy nếu sử dụng máy để chơi game, bạn cần chú ý bố trí thêm hệ thống tản nhiệt ngoài hoặc đặt máy nơi thoáng mát.Lưu ý thêm là do thân máy bằng kim loại nên nhiệt độ sẽ truyền lên lớp vỏ máy và bạn sẽ lập tức cảm nhận được mức gia tăng nhiệt độ này ngay cả trên vị trí bàn phím, điều này gây cảm giác hơi khó chịu một xíu nếu bạn chơi game hoặc dùng các tác vụ đồ họa nặng nề liên tục trong thời gian dài.Điểm tôi hài lòng nữa là máy hoạt động khá êm ái, độ ồn gần như không đáng kể ngay cả khi phải tải các tác vụ nặng nề như 3DMark Vantage. Dù ngay lập tức bạn cảm nhận được luồng khí nóng tỏa ra từ khe tản nhiệt bên hông máy tăng lên đáng kể, nhưng độ ồn chỉ ở mức rất thấp và hoàn toàn thoải mái với sự “im lặng” mà máy mang lại trong môi trường văn phòng.
Danh mục: , Từ khóa:

Cấu hình Laptop Dell Latitude 3340 i5


CPU: Intel Core i5-4200U

Ram: 4GB PC3-10600 DDR3

HDD: 250GB Sata hỗ trợ nâng cấp ssd 120 new

VGA: Intel HD Graphics 4000

Màn hình: 13.3 inche Anti-glare LED backlit High Definition

Wireless: Intel Wifi Link 6205AGN +Bluetooth 2.1+EDR

Optical: DVD-RW Multi +/-

LAN: 10/100/1000

Battery: 6 Cells

OS: Windows® 7 Professional 64Bit

Trọng lượng: 1,7Kg

Màu sắc: Hợp kim magie

Option: Bluetooth, Display Port, eSATA

Dựa trên 0 đánh giá

0.0 overall
0
0
0
0
0

Be the first to review “Dell Latitude 3340 Mỏng Nhẹ- Mạnh Mẽ/ i5*4200U/4/320Gb”

There are no reviews yet.

GIỎ HÀNG

close